Làm gì để giảm đau nhức xương khớp vai?
05/06/2021
500
0
Một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp phải kể đến đau khớp vai, do tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Bệnh này thường gặp ở những người trung niên, người cao tuổi và những người chơi thể thao, mang vác nặng. Vậy làm gì để giảm đau nhức xương khớp vai? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
Đôi nét về cấu tạo và hoạt động của khớp vai
Phạm vi chuyển động của vai rất rộng và linh hoạt. Bạn có thể xoay sang phải, xoay sang trái hay nâng tay lên, hạ tay xuống một cách trơn tru đều nhờ khớp vai có cấu tạo đặc biệt được miêu tả giống như một chiếc bóng đèn lắp vào chuôi (đuôi) với:
- Ba xương chính: Xương đòn (xương quai xanh), xương bả vai và chỏm xương cánh tay.
- Hai khớp chính: Khớp cùng đòn (Acromioclavicular Joint) và khớp ổ chảo cánh tay (Glenohumeral Joint).
- Bốn gân bọc khung xương: Các gân liên kết cơ và xương giúp cử động khớp vai nhẹ nhàng và suôn sẻ.
Cũng chính vì tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, nên khớp vai dễ bị tổn thương. Bạn có thể bị đau nhức hoặc sưng vai khi làm việc, chơi thể thao hay thậm chí chỉ bởi lặp đi lặp lại một động tác nào đó.
Đau vai không loại trừ nguy cơ một số bệnh lý về đốt sống cổ, gan, tim, túi mật… Để biết chi tiết từng yếu tố gây đau khớp vai, các bạn đừng bỏ qua nội dung tiếp ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân gây đau khớp vai
Muốn diệt cỏ phải nhổ tận gốc, muốn chữa bệnh hiệu quả phải gọi tên được nguyên nhân là gì? Theo nguyên tắc đó, trước khi đưa ra phương pháp điều trị đau nhức khớp vai, chúng ta cần biết bệnh do yếu tố nào dưới đây gây ra:
- Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, xảy ra khi sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn. Khi khớp vai bị thoái hóa sẽ dẫn đến đau nhức toàn bộ vùng vai và hạn chế các hoạt động ở tay, vai, cổ.
- Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh mạn tính do rối loạn tự miễn dịch của cơ thể (tế bào kháng thể tấn công nhầm vào các mô quanh khớp). Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau ở vị trí bị viêm và còn có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
- Viêm đa cơ do thấp khớp
Viêm đa cơ do thấp khớp gây đau cơ và căng cứng cơ, đặc biệt là ở vai và hông. Hầu hết những người bị viêm đa cơ dạng thấp đều trên 65 tuổi.
- Hoại tử vô mạch
Hoại tử vô mạch là hiện tượng mô xương bị chết do thiếu nguồn cung cấp máu. Tình trạng gián đoạn lưu lượng máu đến một phần xương do xương bị gãy hoặc trật khớp và đôi khi là hậu quả của việc sử dụng thuốc Steroid liều cao hoặc uống quá nhiều rượu.
- Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là tấm đệm bảo vệ xương khớp trong mọi cử động. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm sẽ làm gia tăng ma sát sụn xương dẫn đến đau nhức khớp.
Thông thường, cơn đau do viêm bao hoạt dịch sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Thế nhưng, bệnh lý này có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
- Viêm gân chóp xoay khớp
Chóp xoay khớp là một nhóm các cơ và gân bao quanh khớp vai, giữ cho đầu xương cánh tay trên ổn định trong ổ chảo của vai. Nếu chóp xoay khớp bị viêm sẽ khiến vai bị đau âm ỉ, nhất là khi bạn vung tay lên cao hoặc đưa tay ra xa.
- Bong gân, giãn dây chằng
Gân và dây chằng là những sợi mô nối hai đầu xương với nhau trong khớp. Vậy nên, khớp vai sẽ bị đau nhói kèm sưng tấy khi gân bị bong khỏi xương, hay dây chằng bị giãn bị rách.
- Viêm gân
Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân thuộc khớp nào, nhưng phổ biến nhất là gân quanh vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Nếu viêm gân không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vỡ gân và lúc này, bạn phải phẫu thuật để sửa chữa gân.
- Chấn thương thần kinh cánh tay
Các dây thần kinh có nhiệm vụ gửi tín hiệu từ tủy sống của bạn đến vai, cánh tay và bàn tay của chúng ta. Khi dây thần kinh bị chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao hay té ngã… không chỉ làm đau khớp vai và vùng quanh vai mà còn có thể khiến cánh tay bị tê liệt.
- Gãy xương đòn
Xương đòn cùng xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo nên bộ khung vững chắc ở khớp vai. Do đó, xương đòn bị gãy có thể khiến vai bị lệch và đau nhức âm ỉ nếu không được khôi phục kịp thời.
- Gãy cánh tay
Một cánh tay bị gãy liên quan đến một hoặc cả ba xương chính ở khớp vai, thế nên đau vai do gãy cánh tay là điều đương nhiên. Tùy vào mức độ chấn thương của xương, bác sĩ có thể bó bột hoặc chỉ định phẫu thuật xếp lại xương để phục hồi toàn bộ cánh tay.
- Trật khớp
Trật khớp vai cũng là một dạng chấn thương vai điển hình, trong đó xương cánh tay trên bị bong khỏi ổ chảo khiến khớp vai bị lỏng lẻo, không thể hoặc khó thực hiện các cử động. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể dùng nẹp (trường hợp nhẹ) hoặc phẫu thuật (trường hợp nặng) để chỉnh cho xương cánh tay vào đúng ổ chảo.
- Hội chứng đau lồng ngực
Hội chứng đau lồng ngực là tổng hợp các rối loạn khi mạch máu hoặc dây thần kinh trong khoảng trống giữa xương đòn và xương sườn bị đè nén. Điều này gây đau ở vai, cổ và đôi khi tê ở ngón tay.
Nguyên nhân của hội chứng lồng ngực cũng đến từ chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, hoạt động lặp đi lặp lại… Để khắc phục hội chứng này, bác sĩ không có cách nào khác là phải phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh.
- Đứt gân
Gân bị kéo giãn quá mức sẽ bị đứt (1 phần hoặc toàn phần) kéo theo những cơn đau nhói khiến khớp vai khó cử động gây ra nhiều khó khăn đối với các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
- Chấn thương tủy sống
Là một loại tổn thương đặc biệt nghiêm trọng, chấn thương tủy sống không dừng lại ở việc gây đau nhức khớp vai mà còn để lại những hậu quả lâu dài cho hệ vận động của cơ thể.
Tóm lại: Đau khớp vai đến từ 3 nhóm nguyên nhân trọng yếu là bệnh lý xương khớp; tổn thương phần mềm quanh khớp vai và chấn thương xương. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chúng ta xác định chính xác nguyên nhân khiến khớp vai bị đau nhức, từ đó đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau vai
Kiểm tra thể chất và tìm hiểu lịch sử Y tế trước đó của bệnh nhân là điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm để nắm bắt một số thông tin quan trọng giúp việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý diễn ra nhanh chóng hơn. Đối với người đến thăm khám viêm hay đau khớp vai, bác sĩ thường hỏi những câu hỏi như:
- Cảm giác đau xảy ra ở cả hai vai hay chỉ đau vai phải hoặc vai trái?
- Cơn đau vai xảy ra đột ngột hay liên tục trong một thời gian dài?
- Cơn đau có di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể không?
- Vị trí mà bạn cảm nhận thấy cơn đau rõ ràng nhất là ở đâu?
- Vai chỉ đau khi cử động hay cả khi ngồi yên một chỗ?
- Đau nhức bả vai trái hay xương bả vai phải?
- Cảm giác đau nhức nhói lên từng hồi hay đau âm ỉ?
- Bạn có thường tỉnh giấc vào ban đêm vì cơn đau vai?
- Điều gì khiến cho cơn đau tồi tệ hơn và điều gì làm dịu bớt cơn đau vai?
- Bạn đã phải hạn chế những hoạt động nào vì đau vai?
- Gia đình của bạn có ai tiền sử mắc bệnh xương khớp không?
…
Khi trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy cố gắng chia sẻ càng chi tiết càng có lợi cho quá trình chẩn đoán bệnh tình của mình nhé! Và đừng quên mang theo hồ sơ bệnh lý đã từng khám trước đó để bác sĩ có thêm cơ sở để đánh giá mức độ và diễn biến của bệnh bạn nhé!
Những thông tin trên cần thiết nhưng chỉ phản ánh được triệu chứng và mức độ đau nhức ở vai. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán tác động trực tiếp vào bên trong khớp để xác định nguyên nhân như:
- Chẩn đoán hình ảnh X-quang và MRI
Hình ảnh thu nhận được từ kỹ thuật chụp phim X-quang hay MRI sẽ phản ánh chi tiết cấu trúc xương khớp và tình trạng phần mềm của khớp như dây chằng, gân, bao hoạt dịch… Từ đó, bác sĩ có thể biết được cơn đau vai có phải đến từ những tổn thương hay những bất thường của cơ xương khớp hay không?
- Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết dịch khớp
Những thay đổi về đặc tính sinh hóa của máu và dịch khớp có thể do khớp bị nhiễm khuẩn dẫn đến sưng viêm và đau nhức. Do đó, trong chẩn đoán nguyên nhân các bệnh xương khớp, xét nghiệm máu và dịch khớp là kỹ thuật không thể bỏ qua.
Quan sát phạm vi chuyển động, đánh mức độ đau nhức và hình ảnh chi tiết về khớp vai qua các bước chẩn đoán giúp bác sĩ khoanh vùng được vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây đau khớp vai. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể từng bước khắc phục và điều trị bệnh lý cho mỗi bệnh nhân.
Điều trị đau khớp vai
Điều trị đau khớp vai bằng phương pháp nào? Có nhất thiết phải đến bệnh viện chữa trị hay chỉ cần ở nhà uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là đủ? Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý của mỗi người. Dưới đây là các phương pháp giảm đau vai và khắc phục các vấn đề ở khớp vai được áp dụng theo mức độ từ nhẹ đến nặng:
- Chườm đá và nghỉ ngơi
Nếu cơn đau vai đến từ việc vận động hoặc chơi thể dục thể thao quá sức, bạn có thể điều trị tại nhà. Chườm lạnh (dùng túi đá hoặc cho đá lạnh vào khăn bông mềm đặt lên vị trí đau) trong khoảng 15-20 phút/ 1 lần và mỗi ngày thực hiện 3-4 lần giúp giảm đau hiệu quả.
Cùng với chườm đá, bạn cần nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường. Trong thời gian này, các bạn phải tránh vận động mạnh và làm công việc nặng.
- Dùng thuốc giảm đau
Đối với những bệnh nhân đau kèm dấu hiệu sưng viêm, Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAID) hoặc thuốc chứa Corticosteroid. Một số trường hợp bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm đau nhanh.
Lưu ý: Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Uống bao nhiêu và uống bao lâu? Bạn nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc thông qua tìm hiểu trên Internet có thể gây ra tác dụng phụ khó lường, các bạn hết sức cẩn thận nhé!
- Vật lý trị liệu
Sử dụng các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền của cơ bắp do bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn vừa giúp giảm đau vai vừa duy trì sự linh hoạt của khớp vai. Danh sách các bài tập thường được áp dụng cho bệnh nhân đau xương khớp nói chung và đau khớp vai nói riêng là:
+ Bài tập tăng cường cơ bắp yếu và cải thiện chức năng khớp.
+ Bài tập cải thiện tư thế vai, cổ và cột sống.
+ Bài tập để giảm bớt hoặc ngăn ngừa hiện tượng cứng khớp.
+ Bài tập giúp tăng phạm vi vận động của khớp vai.
Các bài tập được thiết kế và điều chỉnh cường độ luyện tập theo từng giai đoạn của bệnh lý. Sau thời gian tập luyện cùng chuyên gia vật lý trị liệu, bạn có thể tự duy trì các bài tập tại nhà nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt lên.
- Phẫu thuật
Những bệnh nhân bị đau vai do chấn thương xương khớp, dây chằng, gân nghiêm trọng không thể điều trị bằng các giải pháp kể trên, bác sĩ buộc phải áp dụng một số kỹ thuật giải phẫu để cắt chỉnh xương và mô ở đỉnh vai hoặc sửa chữa và hàn gắn sợi gân bị bong rách… Riêng với bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm xương khớp và thoái hóa khớp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế sụn khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động của vai.
- Duy trì bài tập đau vai gáy
Khi đã điều trị thành công các bệnh lý liên quan đến khớp vai và cơn đau đã giảm hẳn, bạn vẫn nên tiếp tục duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng để khớp dẻo dai và xương vững chắc hơn. Cơ xương khớp khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được những chấn thương và tổn thương khớp trước tác động bên ngoài lẫn thay đổi hóa sinh bên trong cơ thể.
Chúng tôi biết rằng, trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân áp dụng cách chữa đau khớp vai tại nhà như châm cứu, uống thuốc Đông Y… Không thể phủ nhận tác dụng của những phương pháp này, nhưng đây không phải lựa chọn tối ưu để chữa trị tận gốc bệnh đau khớp vai. Muốn bờ vai chắc khỏe trở lại và cơn đau biến mất hoàn toàn, chúng ta cần một kế hoạch điều trị chuẩn Y khoa do bác sĩ xương khớp chỉ định.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Bật mí 4 bí quyết để có làn da căng mịn như gái Hàn
Tin mới nhất
Nguy cơ bị tàn phế khi chủ quan vấn đề đau khớp mùa mưa lạnh
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Lão Hóa Da Là Gì? 5 Cách Ngăn Ngừa Da Lão Hóa Sớm
12
13/12/2024
Hoạt chất trị nám nào tốt nhất hiện nay?
24
13/12/2024
Lịch Tập Tăng Chiều Cao Cho Nữ Hiệu Quả Nhất
7
13/12/2024
HƯỚNG DẪN CHỌN QUÀ TẾT CHO DOANH NGHIỆP
96
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
178
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
104
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
63
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
62
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.442
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.091
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.688
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.071
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.191
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.606
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.672
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.285
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.192
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.442
02/10/2018